Tín hiệu 4-20mA Passive là gì? câu hỏi mà không ít người đặc biệt là anh em trong ngành kỹ thuật. Đây không phải cân hỏi dễ trả lời nhưng nếu chịu tìm hiểu thì câu hỏi này cũng chẳng có gì khó. Nếu để ý thì chúng ta cũng phần nào đoán được câu trả lời bởi cái tên của nó rất chuyên ngành nhưng lại rất đơn giản và đặc chưng cho tính chất của tín hiệu hiệu 4-20mA passive này.
Khái niệm thế nào là tín hiệu 4-20mA passive, cách đấu nối tín hiệu 4-20mA passive như thế nào, tín hiệu 4-20mA passive được ứng dụng ra sao, bộ chia tín hiệu 4-20mA giá rẻ nào có thể đáp ứng chia cho tín hiệu 4-20mA passive…. tất cả các câu hỏi tường chừng phức tạp kia hôm nay sẽ được chia sẻ cách đơn giản và dể hiểu cho các bạn.
NỘI DUNG CHÍNH
Khái niệm tín hiệu 4-20mA passive là gì?
Theo nghĩa đen thì tín hiệu 4-20mA passive có nghĩa là gì? chúng ta trả lời nhanh luôn và ngay như sau: tín hiệu 4-20mA là tín hiệu analog 4-20mA thụ động. Đây cùng là một phần trả lời cho câu hỏi tín hiệu 4-20mA passive là gì.
Đã là dạng tín hiệu 4-20mA thụ động thì đồng nghĩa là chúng sẽ không thể tự vận hành, tự nuôi sống mà phải phụ thuộc vào một thiết bị khác.
Với tín hiệu 4-20mA Passive thì các phần tử linh kiện điện tử cần phải cấp 1 nguồn nuôi 24V (có thể từ 6….32VDC) để giúp các linh kiện và board mạch hoạt động. Đồng thời tại nguồn cấp này dòng điện sẽ thay đổi biến thiên từ 4-20mA. Nhờ vậy mà các thiết bị đầu cuối có thể nhận và hiểu được đây là tín hiệu dòng 4-20mA.
Nói 1 cách khác khái quát dễ hiểu hơn thì tín hiệu 4-20mA passive là tín hiệu 4-20mA 2 dây loop powered. Nghĩa là nguồn và tín hiệu chung trên 2 dây, vừa cấp nguồn nuôi 24V và vừa output ra 4-20mA.
Ứng dụng tín hiệu 4-20mA passive?
Sau khi tìm hiểu tín hiệu 4-20mA passive là gì chắc các bạn cũng đã phần nào hình dung các thiết bị có ứng dụng với tín hiệu 4-20mA passive chúng ta sẽ thường xuyên tìm thấy ở các thiết bị đo lường trong công nghiệp hiện nay.
Thiết bị đo nhiệt độ, áp suất có dùng tín hiệu passive?
Tín hiệu 4-20mA passive được sử dụng hầu như là phổ biến cho tất cả các loại cảm biến áp suất keller giá rẻ hay không rẻ, cảm biến chênh áp.
Đồng hồ đo lưu lượng hơi, khí… cũng sử dụng tín hiệu out là tín hiệu 4-20mA passive nên cũng cần nguồn loop powered từ thiết bị đầu cuối.
Tín hiệu 4-20mA passive được dùng trong cảm biến nhiệt độ. Tất cả các bộ trasnmitter nhiệt độ hay còn gọi là bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ PT100 hoặc TC đều dùng tín hiệu 4-20mA passive.
Các thiết bị giao thức Hart có dùng tín hiệu 4-20mA passive?
Tín hiệu 4-20mA passive là gì và có dược dùng cho các thiết bị có giao thức Hart?
Các thiết bị đo chuẩn Hart cũng là 1 trong các thiết bị sử dụng nguồn loop 4-20mA cho tín hiệu 4-20mA passive.
Các lọa cảm biến đo mức nước, đo mức chất rắn, đo mức liên tục cũng sử dụng nguồn tín hiệu chung loop powered passive.
Van điều khiển có dùng tín hiệu passive 4-20mA?
Van điều khiển khí nén cũng sử dụng tín hiệu 4-20mA passive cho bộ possitioner.
Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng khác dùng tín hiệu 4-20mA passive nhưng mình chỉ kể một số ứng dụng thường gặp trong một số ngành công nghiệp nêu trên.
Với những thiết bị này nếu không cần lấy tín hiệu ngõ ra 4-20mA các bạn có thể đấu trực tiếp 24VDC vào để đồng hồ, cảm biến hoạt động bình thường và hiển thị tại chỗ.
Cách đấu dây tín hiệu 4-20mA passive
Tín hiệu 4-20mA passive là tín hiệu thụ động nên chúng ta bắt buộc phải đấu nối tiếp với 1 nguồn nuôi 24VDC ngoài.
Thông thường từ PLC hoặc bộ hiển thị sẽ có sẵn out ra nguồn 24VDC riêng để chúng ta có thể sử dụng cho tín hiệu 4-20mA passive hoặc tín hiệu 4-20mA active.
Với bộ hiển thị, PLC hoặc bất cứ thiết bị đầu cuối nào nếu không có nguồn nuôi out 24V đưa ra hay còn gọi là nguồn loop powered thì chúng ta bắt buộc phải đấu dây theo sơ đồ đấu dây như sau.
Theo hình sơ đồ này chúng ta thấy nguồn 24VDC sẽ được đấu nối tiếp với cảm biến hoặc thiết bị có tín hiệu 4-20mA passive sau đó tín hiệu ngõ ra sẽ là chân âm của thiết bị. Lúc này từ chân âm sau khi nguồn 24V chạy qua thiết bị sẽ trả về tín hiệu biến thiên từ 4-20mA tứ đó chúng ta có được tín hiệu 4-20mA tại chân âm (out) của thiết bị.
Tuy nhiên để thiết bị có thể chạy được thì đương nhiên chúng ta phải đấu nối 2 chân âm (-) của nguồn 24V và chân âm (-)cùa bộ hiển thị hoặc thiết bị đầu cuối giúp tạo ra vòng kín.
Theo cách đấu này chúng ta có thể dễ dàng nhận ra 1 nhược điểm vô cùng lớn là tính chất cách ly giữa tín hiệu và nguồn đã không còn. Vì 2 chân âm của tín hiệu và nguồn 24V nuôi thiết bị đầu cuối và cảm biến đã được đấu trực tiếp với nhau.
Với các thiết bị có dùng nguồn loop thì chúng ta có cách đấu dây cực kỳ đơn giản theo hình như sau.
Với cách đấu đơn giản này chúng ta thấy vô cùng tiện lợi và nhanh chóng tránh sự nhầm lẫn khi đấu dây.
Ngoài ra với các thiết bị đầu cuối có nguồn input loop 4-20mA thì chúng ta lại cũng dễ dàng nhận thấy tính chất cách ly được tối ưu hóa cách triệt để đảm bảo tính cách ly và lọc nhiễu cho tín hiệu vì chân âm (-) của tín hiệu 4-20mA không còn được đấu chung với chân âm (-) của nguồn 24VDC nữa.
Nhận biết tín hiệu 4-20mA passive như thế nào?
Ngoài câu hỏi tín hiệu 4-20mA passive là gì thì đây là câu hỏi mà nhiều anh em cũng hay hỏi mình là thế nào là tín hiệu 4-20mA passive hoặc mình cũng không biết tín hiệu 4-20mA passive hay tín hiệu 4-20mA active là sao, hoặc mình cũng không biết thiết bị của mình đang dùng là tín hiệu 4-20mA passive hay active.
Có 1 cách rất rất đơn giản mình sẽ chỉ cho các bạn để giúp các bạn xác định thiết bị của các bạn có phải là tín hiệu passive hay không.
Chắc hẳn chúng ta là dân kỹ thuật nên ai cũng có ít nhất 1 đồng hồ đo điện có thang đo DC (điện 1 chiều). Các bạn để hang đo 50V đo thử 2 dây của tín hiệu 4-20mA của các bạn. Có áp lên nghĩa là tín hiệu 4-20mA này không phải tín hiệu passive vì passive chưa có nguồn ngoài thì sao mà hoạt động.
VD: cảm biến áp suất: Các bạn lấy 2 que đo 2 chân out 4-20mA đảm bảo sẽ không có được 1 voltage nào vì đây là tín hiệu passive 2 dây.
===> Lời kết
Tín hiệu 4-20mA passive là gì. Thực chất đây chỉ là tín hiệu 4-20mA với các link kiện thụ động sử dụng 2 dây nguồn tín hiệu chung trên 2 dây và cần phải cấp nguồn nuôi từ thiết bị đầu cuối hoặc nguồn ngoài đấu nối tiếp vào dây tín hiệu. Tới đây câu hỏi tín hiệu 4-20mA passive là gì chắc không còn làm khó các bạn.
Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu tín hiệu 4-20mA passive là gì? Có thể giúp các bạn hiểu hơn về tín hiệu 4-20mA passive, cách nhận biết tín hiệu 4-20mA passive cũng như cách đấu dây cho tín hiệu 4-20mA passive.
Ngoài ra nếu các bạn còn thấy thiếu cần bổ xung cho bài viết cũng như chi tiết nào bài viết chưa được chính xác các bạn hãy comment để đóng góp thêm ý kiến giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức cũng như hiểu rõ hơn. Chúng tôi luôn lắng nghe và cải thiện để tốt hơn để giải đáp câu hỏi tín hiệu 4-20mA là gì được giải đáp chính xác và chi tiết.
Còn nếu thấy bài viết hữu ích hãy Like và Share để có nhiều người hiểu rõ hơn tín hiệu 4-20mA passive là gì, cách nhận biết tín hiệu 4-20mA passive cũng như cách đấu nối cho tín hiệu 4-20mA passive và các ứng dụng thường gặp của tín hiệu 4-20mA passive.
Các bài viết hay nên tham khảo có liên quan đến tín hiệu 4-20mA passive là gì
- 2 lý do tại sao dùng tín hiệu 4-20mA hay cho tín hiệu 0-20mA
- Cảm biế áp suất 4-20ma với tín hiệu passive
- Cách ly tín hiệu 4-20mA passive DH1100 của Drago
- Bộ hiển thị tín hiệu 4-20mA Passive và active EI2041 của ENDA
- Bộ chia tín hiệu 4-20mA DAT5022 cho tín hiệu passive và active
Bài viết rất hữu ích. Giờ mình đã hiểu và biết phân biệt
Dạ, cám ơn anh. Khi có nhu cầu mua hàng, anh nhớ gọi Âu Mỹ nhé!